Thời kỳ sau 1954 Lục_quân_Việt_Nam_Cộng_hòa

Sau cuộc ngưng bắn do Hiệp định Genève ấn định, các đơn vị của Quân đội Quốc gia đồn trú tại phía bắc Vĩ tuyến 17 được lần lượt di chuyển vào Nam kể từ tháng 8 năm 1954. Phần lớn các đơn vị đóng chung quanh Hà NộiHải Phòng được đưa vào vùng Đà Nẵng, Nha Trang và các tỉnh Miền Trung. Các Tiểu đoàn Nùng (Sơn cước) được đưa vào Cam Ranh để sau này thành lập Sư đoàn Nùng tại sông Mao do Đại tá Vòng A Sáng[1] chỉ huy. Bộ Tư lệnh Đệ Tam Quân khu dời vào Nha Trang. Riêng các Trung tâm Huấn luyện Hà Nội và Quảng Yên được sáp nhập vào Trung tâm Quán Tre thuộc tỉnh Gia Định.

Trong thời gian chiến tranh, một số đơn vị bị Việt Minh bắt làm tù binh đã tự giải tán, phần lớn binh sĩ bỏ về quê. Nhiều đơn vị khác cũng tự bỏ chạy hoặc gia nhập Việt Minh. Một phần vẫn được đi theo Quân đội vào Nam khi Việt Minh trao trả tù binh, sau này gia nhập Quân đội Việt Nam Cộng hòa, tiêu biểu như tướng Phạm Văn Phú.

Cũng trong thời gian này, các lực lượng vũ trang Giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo được sáp nhập vào Quân đội Quốc gia để thành lập một Quân lực có sự chỉ huy thống nhất trên toàn quốc. Riêng có một nhóm Hòa Hảo ly khai chừng vài ngàn người, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt, rút sang Cao Miên để chống lại Chính phủ.

Ngày 26 tháng 10 năm 1955, khi cử hành lễ đăng quang của Tổng thống Ngô Đình Diệm và cũng là ngày khai sinh nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Quân đội Quốc gia được đổi tên là Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Lúc đó, quân số hiện diện dưới cờ là 167.000 người.

Dưới sự hỗ trợ của Mỹ, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh và bình định lãnh thổ miền Nam từ vĩ tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau. Về Bộ binh, bảng cấp số được tăng lên đến 11 Sư đoàn, một lực lượng Tổng trừ bị gồm Sư đoàn Nhảy dùSư đoàn Thủy quân Lục chiến. Ngoài ra, còn có nhiều Liên đoàn Biệt động quân được đặt dưới quyền sử dụng của các Quân khu. Riêng các Quân chủng Không quânHải quân cũng được bành trướng tối đa trong thời kỳ này. Đây là giai đoạn chuyển mình của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, biến đổi từ một lực lượng phụ thuộc vào lực lượng Viễn chinh Pháp để trở thành một Quân đội hiện đại và được trang bị tối tân vùng Đông Nam Á.Trong chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ, Quân lực Việt Nam Cộng hòa được chia ra làm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Huấn luyện và trang bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa để chuyển giao dần trách nhiệm bộ chiến
  • Giai đoạn 2: Phát triển khả năng yểm trợ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  • Giai đoạn 3: Các quân nhân Hoa Kỳ, nếu còn lại ở Việt Nam, sẽ chỉ giữ vai trò cố vấn

Tính đến năm 1972, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên 800.000 vũ khí, khoảng 2.000 chiến xa và hàng ngàn đại bác, khoảng 44.000 máy truyền tin.

So với năm 1968, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có khoảng 700.000. Vào cuối năm 1971 đã tăng lên trên 1 triệu người.

Lục quân được gia tăng lên đến 450.000 người, chia ra 13 Sư đoàn Bộ binh, gồm 171 Tiểu đoàn lưu động[cần dẫn nguồn] được phối trí như sau:

Hai Sư đoàn và 1 Liên đoàn Tổng trừ bị là: Sư đoàn Nhảy dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù. Mười bảy (17) Liên đoàn Biệt động quân, gồm 12 Liên đoàn đặt trực thuộc các vùng chiến thuật và 5 Liên đoàn Tổng trừ bị cho Bộ Tổng Tham mưu. 44 Tiểu đoàn Pháo binh 105, 15 Tiểu đoàn 155, và 5 Tiểu đoàn 175 ly (có tầm bắn xa tương đương với đại bác 130 ly của đối phương) [2]. Các đại bác loại 105 ly có tầm bắn 11.000 - 11.500 m, loại 155 ly có tầm bắn 14.600 mét, loại 175 ly có tầm bắn 32.000 mét. Thiết giáp gồm 18 Thiết đoàn Kỵ binh (trong đó là các chiến xa hạng nhẹ M41 và thiết vận xa M113) và 3 Thiết đoàn chiến xa hạng nặng M48 Patton.

Lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân tại các Tiểu khu và Chi khu cũng gia tăng đáng kể, lên đến 550.000 người vào năm 1972. Quan trọng hơn nữa, lực lượng này đã được trang bị vũ khí tối tân như M-16 và M-60 để thay thế các vũ khí lỗi thời như M-1 và trung liên BAR.

Lục quân có Lục quân Công xưởng tại Gò Vấp để sửa chữa và bảo trì những chiến cụ nặng như chiến xa và đại bác, v.v.